Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

Kịch bản đầu tiên , là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi đó với Việt Nam nằm ở phía cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. dịch công chứng Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy.

Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

Việt Nam cần phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh

Bạo lực gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa

Cảnh sát tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ 47 lên 162 vụ. "Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến bạo lực gia đình. Theo thống kê của chúng tôi, 90% nguyên nhân của bạo lực (trong giai đoạn này) có liên quan đến dịch Covid-19", ông Wan Fei, một sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu, người sáng lập chiến dịch từ thiện chống bạo hành gia đình, cho hay.

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Ở Brazil, tình trạng này cũng tương tự. Theo đài phát thanh Globo, một trung tâm tình thương đã tiếp nhận tin báo về bạo hành gia đình tăng vọt trong các khu cách ly để ngăn Covid-19. "Chúng tôi nghĩ có sự gia tăng 40% hoặc 50% số vụ. Chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết khó khăn này", Adriana Mello, một thẩm phán ở Rio de Janeiro chuyên về bạo lực gia đình, cho biết.

Chính quyền vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha cũng thông báo các cuộc gọi tới đường dây của họ tăng 20% trong vài ngày đầu kể từ khi lệnh phong tỏa được áp đặt. Tại Síp, các vụ ngược đãi được báo qua đường dây nóng tương tự tăng 30% trong tuần sau ngày 9/3, khi quốc đảo xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. "Số vụ dịch công chứng gia tăng mạnh mẽ. Đường dây trợ giúp 24/24 của chúng tôi lúc nào cũng có cuộc gọi đến", Annita Draka, Hiệp hội phòng chống bạo lực gia đình có trụ sở tại Nicosia, thủ đô của Sip, cho biết.

Những con số đáng báo động trên mới chỉ ghi được những trường hợp phụ nữ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhiều người không thể thực hiện cuộc gọi vì họ sợ hoặc bị ngăn cản.

Ở Italy, các cuộc gọi tới đường dây trợ giúp giảm mạnh, nhưng nhiều tin nhắn và email có nội dung rất tuyệt vọng. "Một người phụ nữ phải tự nhốt mình trong phòng tắm để nhắn tin cầu cứu", Lella Palladino, chủ tịch của DiRe, mạng lưới chống bạo hành phụ nữ, nói và cho biết thêm nhiều người tuyệt vọng hơn khi không thể chạy ra ngoài. Palladino dự đoán sẽ có "sự gia tăng bùng nổ" số vụ lạm dụng được báo cáo khi các hạn chế đi lại được nới lỏng.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Chính quyền ở nhiều quốc gia đã nhận ra vấn đề và họ cũng có những phản ứng đầu tiên. Ở Tây Ban Nha - nơi lệnh phong tỏa vô cùng nghiêm ngặt và nhiều người đang bị phạt vì vi phạm - chính phủ thông báo sẽ không áp dụng lệnh cấm với những người phụ nữ phải ra khỏi nhà để báo cáo hoặc trốn chạy bạo lực gia đình.

Nhưng từng đó là chưa đủ. Ngày 19/3, nước này đã chứng kiến vụ án mạng liên quan đến bạo lực gia đình đầu tiên kể từ khi có lệnh phong tỏa. Một người phụ nữ bị chồng sát hại trước mặt con cái ở tỉnh ven biển Valencia.

Các nhà hoạt động cho biết mối đe dọa gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em là "tác dụng phụ" có thể dự đoán được của lệnh phong tỏa. "Tình trạng này xảy ra trong mọi cuộc khủng hoảng. Những gì chúng tôi lo lắng là tỷ lệ bạo lực đang gia tăng trong khi các dịch vụ trợ giúp phụ nữ hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ này suy giảm. Đây là một thử thách thực sự", Marcy Hersh, một quản lý cấp cao về vận động nhân đạo tại Women Delivery – một tổ chức bảo vệ phụ nữ, cho biết.

Nhiều quốc gia xuất hiện những lời kêu gọi thay đổi chính sách hoặc pháp lý để giảm nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi trong khu vực cách ly.

Ở Anh, Mandu Reid, lãnh đạo đảng Bình đẳng Phụ nữ, kêu gọi cảnh sát đuổi những kẻ bạo hành ra khỏi nhà trong thời gian phong tỏa.

Một công tố viên ở Trento, Italy, ra quy định trong các tình huống bạo lực gia đình, kẻ bạo hành phải rời khỏi gia đình chứ không phải nạn nhân. Tổng liên đoàn Lao động (CGIL) đã hoan nghênh quyết định trên.

"Mọi người đều thấy khó khăn khi phải ở yên trong nhà vì Covid-19, nhưng nó trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các nữ nạn nhân của bạo lực", CGIL cho hay.

Tại Đức, chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh ở Quốc hội Đức, bà Katrin Göring-Eckardt kêu gọi chính phủ cung cấp những nơi ở an toàn cho họ. "Không gian trong các ngôi nhà an toàn cho phụ nữ bị thiếu thốn ngay cả trong thời điểm bình thường", bà nói với truyền thông Đức và kêu gọi các nhà chức trách xem xét chuyển đổi các khách sạn và nhà khách trống làm nơi trú ẩn cho những phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời bà đề xuất bỏ quy định cấm rời nhà cho những phụ nữ dễ bị tổn thương.

Phó chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh, Katja Dörner, đề xuất thực hiện các chuyến kiểm tra thường xuyên những trường hợp có nghi ngờ trẻ em bị ngược đãi, bất chấp các quy tắc cấm tiếp xúc.

Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh, một trong những nơi có tình trạng bạo lực tệ nhất ở Ấn Độ, đã cung cấp đường dây nóng trợ giúp khi số vụ gia tăng.

"Chặn nCoV, không phải chặn tiếng nói của bạn", một biểu ngữ trên trang nhất một tờ báo cho hay. Cảnh sát hứa sẽ xử lý từng trường hợp và cảnh sát có thể bắt giữ thủ phạm của bất kỳ hành vi bạo lực nào.

Maria Syrengela, người đứng đầu cơ quan chính sách gia đình và bình đẳng giới của Hy Lạp, cho biết họ nhận ra được bạo lực gia đình là vấn đề thường xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng nên đang nỗ lực để ngăn chặn.

"Một khi số liệu chính thức được công bố vào tuần tới và chúng tôi biết quy mô thực sự của vấn đề, chúng tôi sẽ tận dụng các kênh truyền hình cũng như phương tiện truyền thông xã hội và báo chí chính thống. Tôi chắc chắn tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng sẽ khiến tình trạng này (bạo lực gia đình) trở nên tồi tệ hơn", bà nói.

Ánh Dương (Theo The Guardian)

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc dịch công chứng sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm dịch công chứng của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

3 màn cameo "cười muốn xỉu" của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: "Hớp hồn" cả nam chính lẫn nữ chính

Lê Hấp Đường Phèn với sự tham gia diễn xuất của cặp đôi Ngô Thiến Trương Tân Thành đang là phim tình cảm học đường hot nhất thời gian gần đây. Phim kể về mối tình oan Biên phiên dịch gia ngọt ngào giữa thiếu nữ trượt băng tốc độ Đường Tuyết (Ngô Thiến) và nam thần khúc côn cầu trên băng Lê Ngữ Băng (Trương Tân Thành). Một điều thú vị là Lê Hấp Đường Phèn do ekip Hương Mật Tựa Khói Sương sản xuất, nên đã mời được sự góp mặt của nam diễn viên Đặng Luân .

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 1.

Đặng Luân xuất hiện ngay tập 1 trong vai Tử Phong - một đàn anh trong đội khúc côn cầu mà Lê Ngữ Băng cực kì hâm mộ. Tử Phong phiên âm là Xu Feng, đồng âm khác nghĩa với từ Húc Phượng - tên nhân vật Đặng Luân thủ vai trong Hương Mật Tựa Khói Sương. Nếu trong Hương Mật Tựa Khói Sương, Đặng Luân là Hỏa thần thì trong Lê Hấp Đường Phèn anh là "Băng thần" vì có kĩ năng thi đấu trên băng rất đáng nể.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 2.

Đặng Luân trong trang phục tuyển thủ khúc côn cầu

Lê Ngữ Băng ngỡ ngàng khi nhìn thấy thần tượng

Tử Phong khen ngợi kĩ năng của Lê Ngữ Băng và động viên anh chàng thi đấu tốt

Nụ cười hớp hồn của Đặng Luân

Không dừng lại ở đó, bộ phim Hương Mật Tựa Khói Sương còn được nhắc đến nhiều trong Lê Hấp Đường Phèn. Ở tập 9, Lê Ngữ Băng dẫn Đường Tuyết đi hát karaoke để giải tỏa căng thẳng. Cô đã tra tấn lỗ tai Lê Ngữ Băng khi thể hiện hai ca khúc nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương - Tay Trái Chỉ Trăng và Bất Nhiễm.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 8.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 9.

Đường Tuyết trổ tài hát nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương

Ở tập 12, Đường Tuyết cùng Dụ Ngôn (Chu Lịch Kiệt) đến nhà ăn thì gặp ông chủ đang "cày" Hương Mật Tựa Khói Sương. Hai người ngay lập tức trao đổi về nội dung của bộ phim vì cùng là fan ruột. Ông chủ còn cho biết mình đã cày phim 5 lần, lần nào đến cảnh Húc Phượng bị đâm cũng khóc vì phim quá ngược.

Trích đoạn Lê Hấp Đường Phèn tập 12

Lê Hấp Đường Phèn dài tận 40 tập nên có thể đây chưa phải là những phân đoạn cameo cuối cùng của Đặng Luân trong phim. Liệu chúng ta có được nhìn thấy tuyển thủ Tử Phong trượt băng không?

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 11.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 12.

Lê Hấp Đường Phèn chiếu từ thứ 2 đến chủ nhật mỗi ngày 2 tập, riêng thứ 7 chiếu 1 tập. Phim phát sóng lúc 19h30 trên đài Chiết Giang và Giang Tô, 22h trên Youku.

Thăm dò ý kiến

Bạn có muốn xem Lê Hấp Đường Phèn?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nạn nhân "phòng chat thứ N" Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi

Chiều ngày 27/3, cả châu Á lại tiếp tục dậy sóng với những thông tin mới nhất liên quan đến vụ án " Phòng chat thứ N ". Chẳng là mới đây thủ lĩnh nhóm chat này -  Cho Joo Bin  đã chính thức thừa nhận thêm hai nạn nhân nữa bị mình cài máy quay lén là nữ diễn viên đình đám  Shin Se Kyung  và ca sĩ  Bomi  ( Apink ). 

Bomi (Apink) và Shin Se Kyung là những nạn nhân tiếp theo của "phòng chat thứ N"

Cả Bomi (Apink) và Shin Se Kyung đều là những mỹ nhân sở hữu gương mặt xinh đẹp, khả ái cùng ngoại hình cân đối, đáng ngưỡng mộ. Nói thêm về Shin Se Kyung, dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng cô đã có không ít kinh nghiệm chinh chiến trong nghề và sự nghiệp đầy thăng trầm của cô cũng không ít lần vướng phải những thị phi.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 2.

Shin Se Kyung

Ngày sinh: 29/7/1990

Nghề nghiệp: Diễn viên, người mẫu

  • Phim nổi bật: Gia Đình Là Số 1 phần 2, Cô Dâu Thủy Thần, Fashion King, Cặp Đôi Ngoại Cảm,...

1. Sao nhí đình đám được nhiều người yêu mến

Shin Se Kyung sinh năm 1990 trong một gia đình có gia thế ở Seoul. Ngay từ năm 4 tuổi, cô đã bộc lộ thiên hướng nghệ thuật khi bắt đầu xuất hiện trước ống kính, trở thành mẫu nhí cho các nhãn hàng thời trang hoặc xuất hiện trong các chương trình giải trí dành cho trẻ nhỏ. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 4.

Sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, Shin Se Kyung năm đó sớm nhận được sự yêu mến của đông đảo công chúng. Sau bốn năm hoạt động nghệ thuật, năm 8 tuổi, cô nàng trở thành sao nhí nổi đình đám khi xuất hiện trong ảnh album của nhóm nhạc huyền thoại Seo Taiji. Thời điểm đó, báo chí trong nước dành cho cô không ít lời khen ngợi, nhiều người dự đoán Shin Se Kyung nhất định sẽ trở thành một sao nữ đình đám khi trưởng thành.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 5.

Shin Se Kyung trên album của Seo Taiji và Shin Se Kyung của 10 năm sau.

2. Bị cả dân Hàn ném đá vì một hành động khi tham gia Gia Đình Là Số 1

Năm 18 tuổi, Shin Se Kyung có dịp đảm nhận một vai diễn dài hơi trong  Gia Đình Là Số 1 phần 2 . Tưởng đâu bộ phim đình đám toàn châu Á này sẽ giúp con đường thăng Biên phiên dịch tiến của sao nhí năm nào thuận lợi hơn nhưng không, kể từ sau bộ phim, thị phi chính thức bủa vây Shin Se Kyung. Theo nhiều nguồn tin, cái kết bi kịch ở cuối phim là do chính Shin Se Kyung đề nghị biên kịch thực hiện. Tuy đến nay cô vẫn chẳng đưa ra bất kì một lời giải thích chính thức nào về chuyện này nhưng 10 năm trôi qua, khán giả vẫn ném đá Shin Se Kyung mỗi lần có dịp nhắc lại về Gia Đình Là Số 1. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 6.

Shin Se Kyung ở Gia Đình Là Số 1

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 7.

Đến nay khán giả vẫn chưa ngừng ném đá cô nàng vì bộ phim năm nào

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 8.

3. Danh xưng "thánh mặt đơ" và hàng loạt thị phi bủa vây

Không chỉ có lùm xùm về cái kết của Gia Đình Là Số 1, sự nghiệp của Shin Se Kyung còn ngập tràn thị phi, thậm chí t ừ năm 2014, cô còn thường xuyên có tên trong danh sách những diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc. Công chúng cho rằng Shin Se Kyung được o bế quá mức chỉ nhờ vẻ ngoài còn thực chất không hề có năng lực, thậm chí cô còn bị gọi với những danh xưng như "thánh mặt đơ", "bình hoa di động". Chính bản thân Shin Se Kyung cũng từng thừa nhận:  "Tôi bắt đầu sợ đọc bình luận mỗi khi ra mắt phim mới. Tôi cảm thấy sợ khi lại đọc những bình luận tiêu cực".

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 9.
Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 10.

Nhìn chung đa phần những bộ phim mà Shin Se Kyung tham gia đều thất bại về mặt rating dù có sở hữu dàn diễn viên đình đám đến đâu. Chưa bàn đến việc diễn xuất nhưng rõ ràng những nhân vật mà cô lựa chọn để đảm nhận khá một màu, hoặc ngây ngô, hiền lành quá độ hoặc vô cùng... mê trai. Có lẽ vấn đề lớn nhất mà Shin Se Kyung gặp phải chính là việc lựa chọn kịch bản. 

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 11.

Ngay cả bom tấn Cô Dâu Thủy Thần cũng không thành công như mong đợi

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 12.

Đâu chỉ có câu chuyện diễn xuất, nữ diễn viên còn từng phải đau đầu khi vướng tin đồn chỉnh mũi và mắt hai mí. Đối diện với những tin đồn thất thiệt này, Shin Se Kyung tỏ ra khá bình thản bởi cô đã quá quen với chúng: "Lại một thị phi từ trên trời rơi xuống. Tôi không chỉnh sửa nhan sắc".

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 13.

Cận cảnh mũi dọc dừa và mắt hai mí tự nhiên của Shin Se Kyung

4. Nhưng cô gái nhỏ chưa bao giờ ngừng cố gắng hay bỏ cuộc

Thị phi bủa vây là vậy nhưng chưa bao giờ người ta thấy Shin Se Kyung bỏ cuộc, ngay cả khi bị cả dân Hàn ném đá vì những chuyện rất vô lý như thể cô khóc trong đám tang bạn trai cũ. Vẫn phải thừa nhận Shin Se Kyung không phải một diễn viên giỏi thế nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực hoàn thiện bản thân của cô nàng. Shin Se Kyung vẫn nhận vai diễn mới, cố gắng để thay đổi từng ngày, ít nhất là ở tạo hình nhân vật. Có lẽ khán giả nên nhẫn nại hơn một chút để đợi chờ một màn bứt phá của cô gái nhỏ này.

Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 14.
Nạn nhân phòng chat thứ N Shin Se Kyung: Từ sao nhí tiềm năng đến mỹ nhân toàn vai tranh cãi - Ảnh 15.

Thăm dò ý kiến

Bạn có thích Shin Se Kyung?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp

Thời gian này, vì tình hình dịch bệnh nên các trường học đều cho học sinh nghỉ , cũng bởi vì thế, nhiều giáo viên trở nên nhàn hơn, rảnh rỗi hơn.

Mới đây, một cô con gái đăng tải bài viết về chuyện được nghỉ dạy nên bán hàng online của mẹ.

"Ở đây có ai mẹ làm giáo viên mà đợt dịch này được nghỉ nhàn quá nên tìm cái để bán như mẹ em không? Content của mẹ em không đùa được đâu. Mẹ em còn bán mấy thứ nữa mà bán từ trước không có khách quen nên không đăng chứ không nhìn trang cá nhân của mẹ y như tiệm tạp hóa mất".

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 1.
Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 2.

Người mẹ đáng yêu trong câu chuyện.

Đây là những dòng cô con gái viết về người mẹ giáo viên kiêm bán hàng online của mình. Theo đó, cô giáo đã có những dòng content "chất chơi" thật sự.

Điển hình như khi đăng bán bột sắn dây, cô viết: "Thật là ghen tị với em ấy. Có nhất thiết em ý phải trắng như vậy không nhỉ? Cơ mà ở ngoài nhìn em ý còn trắng hơn thế cơ. Trắng không tì vết luôn. Khô giòn, thơm tho, các em ấy chuẩn bị về làm dâu nhà họ có khác".

Hay như đang livestream làm bột sắn, cô viết: "Bác Đam nói: "Ở nhà là yêu nước, yêu nước là ở nhà". Mình yêu Việt Nam và yêu, thương bác Đam nhiều. Mình ở nhà và làm bạn với em này. Mình còn nợ đơn ai thì vài hôm nữa mình trả nha".

Đúng là những dòng quảng cáo thật giàu sức gợi mở, kích thích người ta phải vào xem hàng. Dù chỉ là sắn dây, cua đồng, sữa chua… thôi nhưng đọc content mới lạ, ai mà chẳng thích.

Cô con gái đăng câu chuyện về mẹ ấy là Minh Thúy, 23 tuổi. Mẹ Thúy là cô Thắm, 52 tuổi, giáo viên tiểu học ở Nam Định.

"Bình thường, mẹ em có bán các loại dầu ăn (lạc, vừng, đậu nành) ép thủ công, mắm tép tự làm theo đơn đặt hàng. Bây giờ mùa dịch nên mẹ làm thêm mắm cáy, bột sắn dây, tinh bột nghệ để bán cũng như đi cho, biếu mọi người ", Minh Thúy chia sẻ.

Theo Thúy, những content rất "chất" của mẹ đều do mẹ cô tự nghĩ ra và đăng tải. Mỗi lần thấy mẹ đăng bài mới, cả Thúy và anh trai đều lao vào "thả tim" như một cách động viên rất nhiệt tình.

Thúy tâm sự: "Em thấy mẹ mình đáng yêu và teen quá, phần khác em Biên phiên dịch cũng buồn cười và phục mẹ nữa. Khách của mẹ thường khen mẹ khéo, đảm hết phần thiên hạ nên em cũng tự hào nhiều lắm".

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 3.

Cô con gái Minh Thúy.

Bài viết của Thúy khi đăng lên đã nhận về hàng loạt lời khen ngợi. Ai cũng thừa nhận rằng mẹ cô thật sự khéo tay và giỏi làm content hết sức.

"Mẹ cũng biết em đăng như thế lên. Khi em hỏi mẹ có thấy vui không thì mẹ bảo vui thật ấy chứ. Mẹ cũng có tham gia group đó để trả lời bình luận của mọi người.

Thực ra lúc, em chia sẻ câu chuyện chỉ muốn cho mọi người cảm thấy vui vẻ và khoe sự đáng yêu của mẹ thôi. Đọc content của mẹ, em thấy vui hơn và nghĩ mọi người cũng thế. Mẹ vui tính đáng yêu chứ sống khá kín tiếng, facebook mẹ để riêng tư cho mình bạn bè mẹ xem thôi. Lúc biết em đăng lên, mẹ còn đùa là ‘bêu’ mẹ vừa thôi đấy ", Minh Thúy kể thêm.

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh: Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời!

Trở về nước từ Anh vào ngày 16/3 vừa qua, Tăng Quang (Tp.HCM) cũng được đến  khu cách ly tập trung  giống như nhiều người khác. Khu cách ly tập trung của anh chàng là trường Quân sự Quân khu 7 (Tp.HCM) với khoảng 1000 bạn trở về từ các nước châu Âu. 

Trước khi về Việt Nam, Quang đã không khỏi lo lắng vì chuyện đi cách ly tập trung. Tuy nhiên sự lo lắng của anh chàng đã nhanh chóng thay thế bằng sự biết ơn và cảm kích: " Trước trước khi qua London, mình đi làm sấp mặt từ thứ 2 đến thứ 6, từ sáng đến 9 - 10 giờ tối . Qua London tuy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, nhưng chắc chẳng có ai nấu ăn và cho ở miễn phí 2 tuần liền như thế này" .

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 1.

Tăng Quang.

Bởi vậy mà để ghi lại một khoảng thời gian rất đặc biệt trong cuộc đời Tăng Quang với chuyên ngành thiết kế kiến trúc đã vẽ một bộ tranh kí hoạ cuộc sống ở khu cách ly. Bộ tranh gồm tất tần tật khung cảnh quen thuộc nhất, những con người đã gắn bó với anh nhất trong suốt 2 tuần.

Quang cho biết mỗi ngày anh vẽ khoảng 4 - 5 bức, mỗi bức tầm 1 tiếng đồng hồ và tất thảy trong 5 ngày. Vì không có nhiều hoạ cụ, chỉ vẻn vẹn vài ba cây bút chì màu, hộp màu nước và 2 cây bút kim nên vớ được cái gì, anh chàng vẽ luôn bằng cái đó. 

"Bộ đồ nghề" của Tăng Quang trong thời gian cách ly.

Mỗi bức tranh của Quang đều được chú thích đầy đủ, chi tiết về từng nhân vật, từng bối cảnh. Trong đó, một nửa số tranh của anh là về các chiến sĩ, bác sĩ đã giúp đỡ, chăm sóc mình trong suốt thời gian cách ly như một lời cảm ơn chân thành nhất đến họ. 

Giờ thì hãy xem những bức vẽ chân thật và sinh động của Tăng Quang tại khu cách ly trường Quân sự Quân khu 7 nhé!

"Mỗi sáng các bạn chiến sĩ phải vận chuyển nước uống, thức ăn, nhu yếu phẩm... lên 5 tầng lầu và vào từng phòng. 1 tầng 11 phòng, 1 phòng từ 3-8 người, sơ sơ cũng hình dung được số lượng cân nặng."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 3.

"Đến giờ cơm trưa các bạn chiến sĩ lại bê thêm 1 đợt hàng nữa, sau đó mang đến từng phòng, từ tốn chờ đợi mọi người lựa chọn. Ai có nhu cầu ăn chay hay dị ứng, các bạn đều ghi lại và chăm sóc tận tình."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 5.

"Sau khi phát đồ ăn cho từng phòng, các bạn lại cặm cụi thu dọn. Công việc vất vả, trời Sài Gòn oi và nóng, nhưng chưa bao giờ mọi người thấy các bạn than phiền."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 7.

"Mấy bạn chiến sĩ còn rất tình cảm. Gần đến ngày chia tay, các bạn đi từng phòng phát quà, nói lời cảm ơn. Hôm qua mỗi phòng được nhận 2 hộp chocolate. Hôm nay mỗi người được tặng 1 móc khoá handmade theo con giáp. Mình đã rất bất ngờ, khi mấy bạn nhớ tuổi của mình và chọn sẵn cho mình con giáp tương ứng."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 9.

"Dọn rác sáng sớm với cơ man nào là rác, 2 toà nhà 5 tầng sau 1 ngày thải ra cả một núi rác. Nhìn phát hoảng nhưng mấy bạn chiến sĩ dọn 1 xíu là xong."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 11.

"Ngày 2 lần, các bác sĩ lướt qua cuộc đời của bao nhiêu con người, để lại bao nhiêu vui buồn. Mình bị "hốt" đi một lần vì quên uống nước nên nhiệt độ đo ra 37,5°C,  xém trở thành hot boy . Sau khi xuống phòng đo thêm 2 lần nữa thì được trả về. Từ đó mình uống Biên phiên dịch một ngày 4l nước."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 13.

"Em bé trong khu cách ly.  Sáng sáng kéo vali ra ngồi bên bệ cửa sổ, vừa phơi nắng vừa xem hoạt hình."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 15.

"Thanh niên Hà Lan, yêu màu cam, ghét màu vàng, hay cười, thích bong bóng, còn yêu cây cỏ, và có sức hút.  Thanh niên cũng thích pose dáng chụp hình, cầm cây lau nhà làm màu thôi, chứ bận quét Tinder tối ngày."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 17.

"Bên trái là nam thanh niên du học Pháp thông minh, sáng láng đang chăm chỉ học tập.  Bên phải là thanh niên Việt kiều Đức đang nổi rần rần trên mấy cộng đồng mê trai với mấy chục nghìn lượt like. Thanh niên còn nói được 6 thứ tiếng, thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức như tiếng Việt."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 19.

"Vẫn là nam thanh niên Việt kiều Đức, hùng hục tập luyện cơ bắp hằng ngày."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 21.

"Thanh niên khởi nghiệp, sống  4 năm ở New Zealand, 3 năm ở Anh. Hiện đang học ở Đại học Cambridge, và có một start-up chuẩn bị launch. Ngày nào cũng dậy từ 5h sáng, miệt mài học tập, làm việc, tập luyện thể thao. Không biết đến từ hành tinh nào mà vô tình bị cách ly ở trái đất."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 23.

"Người phụ nữ phòng bên nhiều năng lượng tích cực, khiến mọi người xung quanh luôn lạc quan, vui vẻ. Công nhận mình hên, đi cách ly còn gặp được chuyên gia lâu năm trong nghề để học tập."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 25.

"Cận cảnh sinh hoạt của một nam sinh trong trại cách ly."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 27.
DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 29.